Xe nâng thường gặp những trục trặc và hỏng hóc gì? Hãy cùng Xe Nâng Hoàng Đạt tìm hiểu các lỗi xe nâng phổ biến và cách khắc phục nhanh trong bài viết sau.
Xe nâng là thiết bị máy được sử dụng thường xuyên trong các nhà xưởng, kho bãi, xí nghiệp, giúp nâng hạ, di chuyển hàng hóa nhanh chóng, hiệu suất cao. Sau một thời gian sử dụng, xe nâng có thể gặp nhiều lỗi phát sinh gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Trong bài viết này, Xe Nâng Hoàng Đạt sẽ chia sẻ đến bạn các lỗi xe nâng thường gặp và cách xử lý nhanh chóng, triệt để, giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của xe. Tham khảo ngay nhé!
Các lỗi xe nâng thường gặp
Dù cho bạn có bảo trì, bảo dưỡng xe nâng định kỳ thì vấn đề xe bị hư hỏng cũng khó có thể tránh khỏi. Cụ thể các lỗi xe nâng thường gặp như sau:
Lỗi hư hỏng ở cần điều khiển
Cần điều khiển bị hư hỏng là một trong những lỗi khá thông dụng, nguyên nhân chính do vận hành sai quy cách. Chính điều này dẫn đến vòng ôm cần số không hoạt động hoặc vòng ôm bị vỡ khiến việc vận hành xe nâng bị ảnh hưởng.
Đối với lỗi vòng ôm cần số bị vỡ, việc bạn cần làm là thay mới vòng ôm để xe có thể hoạt động lại bình thường.
Lỗi hư hỏng Mayo và niền bánh sau
Là một trong các lỗi xe nâng phổ biến, lỗi hư hỏng Mayo và niền bánh sau phát sinh do quá trình vận hành sai, nguyên nhân chính gồm:
- Chạy xe quá tốc độ khiến ốc và tắc kê bánh bị lỏng, quanh lỗ tròn nên niền xe bị mòn, khiến húc niền bị vỡ.
- Do chạy xe trên địa hình gồ ghề tốc độ cao khiến bánh xe bị mài mòn, ốc và tắc ke lỏng lẻo, người vận hành không kiểm tra trước để báo thay mới nên khiến Mayo và niền bánh sau bị hư hỏng.
Cách khắc phục vấn đề này cực kỳ đơn giản, trước khi khởi động xe, người lái cần kiểm tra tổng quát bánh sau, phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời, luôn đảm bảo ốc vít trên bánh được siết chặt, không xê dịch hay rời ra khỏi trục.
Lỗi hư hỏng Tambour
Tambour là bộ phận phanh của xe nâng, sau một thời gian sử dụng phanh và bố thắng sẽ bị mòn phần má cao su, lòi phần kim loại dẫn đến ma sát kém làm phanh không ăn, phải nhấn sâu.
Khi Tambour bị hư hỏng, bạn cần dưng vận hành xe và báo cho nhà cung cấp để được thay thế kịp thời. Tuyệt đối không tiếp tục hoạt động, Tambour bị vỡ khiến xe không thể ngừng lại và chi phí thay thế cực kỳ "đắt đỏ"
Lỗi hư heo dầu
Heo dầu là bộ phận bơm nhiên liệu của xe nâng, đây là bộ phận có nhiệm vụ đưa nhiên liệu đến buồng đốt, tạo năng lượng giúp xe hoạt động bền bỉ và ổn định.
Nguyên nhân chính do nguồn nhiên liệu không đảm bảo, xăng/dầu/ga bị lẫn bụi bẩn khiến tắc đường ống dẫn, làm hẹp lỗ phun, lượng nhiên liệu được cung cấp cho buồng đốt không đủ để tạo năng lượng cần thiết cho nâng nâng hoạt động.
Đối với tình trạng này, bạn cần kiểm tra nguồn nguyên liệu trước khi sử dụng. Nên đậy kín thùng chứa xăng, dầu để hạn chế tạp chất từ bên ngoài. Đặc biệt, nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, không pha trộn.
Lỗi sử dụng pin ở xe nâng điện
Các xe nâng điện sử dụng năng lượng từ pin, bởi lẽ đó khi các lỗi xe nâng điều chủ yếu liên quan đến lỗi pin, khiến xe nâng điện bị đình trệ, không nâng được hàng hóa nặng, gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Nguyên nhân chính khiến pin bị hư do bị ẩm, vào nước hoặc sử dụng nguồn điện sạc chập chờn. Do đó, để tránh tình trạng này cần hạn chế sử dụng xe trong môi trường có độ ẩm cao hoặc để pin tiếp xúc với nước, nên chú ý đến hiệu điện thế nguồn điện khi sạc.
Lỗi hư hỏng hộp số
Hộp số của xe nâng có cấu tạo bằng nhựa với cần điều khiển. Lỗi hộp số khiến vòng nhựa bao quanh hộp số bị vỡ, bị mòn các lá bố khiến việc điều khiển, vận hành xe gặp trở ngại lớn. Các nguyên nhân chính do:
- Quá trình vận hành không tuân thủ các quy định, quy tắc về tiến lùi số, gạt cần số khi xe chưa dừng hẳn...
- Các vật thể bám vào trục bánh xe và di chuyển vào hộp số gây chảy nhớt, kẹt hộp số, hỏng Seal;
- Nâng hàng quá tải khiến cháy hộp số.
Nếu bạn muốn khắc phục tình trạng này, cần đảm bảo mặt sàn làm việc gọn gàng không có dây nhợ, túi nilon ở xung quanh. Nâng hạ hàng hóa đúng theo trọng tải nhà nhà xuất quy định.
Lưu ý khi sử dụng xe nâng tránh hư hỏng
Các lỗi xe nâng xảy ra sau một thời gian dài sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để kéo dài tuổi thọ cũng như tăng năng suất làm việc của xe nâng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bổ sung dầu bôi trơn định kỳ 2 tháng 1 lần hoặc sau 300 giờ sử dụng;
- Sau 2 lần bổ sung dầu nên thay thế hộp dầu cho xe nâng;
- Thay thế cần gạt, tấm chắn mưa sau 1 năm sử dụng;
- Ở dòng xe không có cảnh báo an toàn, bạn nên thay thế má phanh sau 1 tháng sử dụng;
- Ít nhất 4 năm phải thay ắc quy đối với những xe vận hành ít, xe nâng điện vận hành thường xuyên nên thay ắc quy 2 năm 1 lần.
>>> XEM THÊM:
- Xe Nâng Điện Và Xe Nâng Dầu - Nên Chọn Loại Nào?
- 10+ Hạng Mục Kiểm Tra Xe Nâng Trước Khi Vận Hành
- Kinh Nghiệm Mua Xe Nâng Cũ Chất Lượng, Giá Tốt
Trên đây là các lỗi xe nâng thường gặp và cách khắc phục nhanh chóng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành và điều khiển xe nâng. Liên hệ ngay với Xe Nâng Hoàng Đạt nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu thuê xe nâng chất lượng, giá rẻ tại TPHCM nhé.