Tin tức

Cấu Tạo Xe Nâng

    Cấu tạo xe nâng gồm bộ phận nào mà có thể nâng hạ hàng hóa cồng kềnh, tải trọng lớn và di chuyển dễ dàng? Hãy cùng Xe Nâng Hoàng Đạt khám phá cấu tạo chi tiết của loại xe này ngay sau đây.

    Xe nâng là phương tiện hỗ trợ không thể thiếu trong các kho bãi, nhà máy, bến bãi, khu tái chế, … bởi khả năng nâng hạ, di chuyển hàng hóa tải trọng lớn trong mọi điều kiện địa hình, giúp đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm thời gian, công sức, tối ưu hiệu quả làm việc. Để biết tại sao xe nâng lại có sức mạnh cực khủng như vậy, hãy cùng Xe Nâng Hoàng Đạt khám phá cấu tạo xe nâng ngay sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

    Cấu tạo chi tiết của các dòng xe nâng hàng hóa

    Cơ bản các dòng xe nâng sẽ được cấu thành từ phần khung, động cơ, hệ thống lái, hệ thống điều khiển và nâng hạ thủy lực. Tuy nhiên, tùy theo từng dòng mà xe nâng cẩu hàng hóa sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận khác nhau. Điển hình như sau:

    Xe nâng ngồi lái

     

    xe nang ngoi lai

    Cấu tạo của xe nâng ngồi lái bao gồm các bộ phận:

    • Khung xe: làm từ thép hoặc kim loại cường độ cao;
    • Hệ thống truyền động: bao gồm hộp số, trục truyền động, vi sai. Có chức năng truyền lực từ động cơ đến bánh xe, giúp xe di chuyển;
    • Hệ thống lái: gồm vô lăng, trục lái, thanh lái;
    • Hệ thống phanh: gồm phanh chân, phanh tay, phanh cơ;
    • Hệ thống nâng hạ: gồm xy lanh thủy lực, bơm thủy lực, van thủy lực;
    • Càng nâng: dùng để kẹp và nâng hạ hàng hóa;
    • Cabin: nơi để ngồi và điều khiển xe;
    • Hệ thống điện: cung cấp năng lượng cho các bộ phận như đèn, còi, bảng điều khiển;
    • Hệ thống an toàn: gồm dây an toàn, khung bảo vệ, hệ thống cảnh báo;
    • Động cơ: cung cấp năng lượng cho xe hoạt động;
    • Lốp xe: giúp xe di chuyển trên mặt đất;
    • Hệ thống thủy lực: truyền lực và điều khiển chuyển động của hệ thống nâng hạ, hệ thống lái, …
    • Hệ thống tản nhiệt: làm mát động cơ;
    • Hệ thống bôi trơn: giảm ma sát và hao mòn;
    • Hệ thống điện tử: điều khiển và giám sát hoạt động của động cơ.

    Xe nâng sử dụng động cơ đốt trong

     

    xe nang su dung dong co dot trong

    Xe nâng hạ sử dụng động cơ đốt có khả năng nâng hạ dễ dàng những pallet hàng hóa có kích thước cồng kềnh và trọng tải lớn, đóng vai trò quan trọng trong các nhà máy sản xuất và doanh nghiệp vận tải logistic.

    Cấu tạo xe nâng động cơ đốt trong bao gồm các bộ phận chính:

    • Lốp xe và xilanh lái tổng: tạo nên chuyển động êm ái, linh hoạt và an toàn cho xe nâng, được điều khiển bằng vô lăng thông qua hệ thống thuỷ lực từ van chia. Lốp xe có 2 loại chính là lốp đặc và lốp hơi, kích thước lốp sau nhỏ hơn lốp trước;
    • Xi lanh nghiêng: cho phép khung nâng nghiêng về phía trước 6 độ hoặc ngả về sau 12 độ, hỗ trợ việc lấy hàng, di chuyển hàng hóa một cách an toàn và dễ dàng;
    • Lốp xe trước, hệ thống truyền động và hệ thống phanh trước: bộ 3 đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả, do hoạt động liên tục với cường độ cao, các hệ thống này cần được kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng;
    • Khung nâng: quyết định trực tiếp đến chiều cao nâng hàng hóa, có 2 loại khung nâng phổ biến là loại 2 khung và loại 3 khung;
    • Giá nâng: là bộ phận trung gian kết nối giữa khung nâng và càng nâng, Di chuyển lên xuống theo khung nâng nhờ hệ thống xích và xi lanh thủy lực. Tải trọng nâng lớn thì kích thước giá nâng càng to. Trên giá nâng có lắp các con lăn dẫn hướng giúp giá nâng di chuyển ổn định, hạn chế rung lắc;
    • Càng nâng, nĩa nâng: thiết kế dạng chữ "L" có kích thước phổ biến là 1m hoặc 2m, bao gồm hai phần chính là phần lưỡi nâng và phần thân càng;
    • Xi lanh nâng: cung cấp lực nâng;
    • Cabin: là buồng lái điều khiển và vận hành xe;
    • Thùng chứa nhiên liệu và động cơ: dung tích từ 60 đến 200 lít, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong 24 giờ;
    • Đối trọng xe: giúp cân bằng trọng lượng của hàng hóa, đảm bảo xe không bị lật nghiêng khi nâng hạ.

    Xe nâng điện

    Về cơ bản, cấu tạo xe nâng điện cũng bao gồm các bộ phận chính giống như xe nâng động cơ đốt trong, chỉ khác nhau ở 2 bộ phận:

    • Thùng nhiên liệu được thay thế bằng bình ắc quy ở xe nâng điện;
    • Hệ thống di chuyển trước chuyển thành mô tơ điện.

    Nguyên lý hoạt động của xe nâng

     

    nguyen ly hoat dong cua xe nang

    Dù sử dụng động cơ đốt trong hay điện, xe nâng đều hoạt động dựa trên nguyên lý chung:

    • Nâng hạ hàng hóa:
      • Càng nâng được đưa vào vị trí pallet hàng cần nâng;
      • Bơm thủy lực đẩy dầu vào xi lanh nâng, khung nâng, giá nâng và càng nâng được đẩy lên cao;
      • Hệ thống bánh đà, dây xích và con lăn trên giá nâng phối hợp để kéo càng nâng và pallet lên cao;
      • Xi lanh nghiêng ngả về sau, đảm bảo hàng hóa được giữ cân bằng;
      • Khi khung nâng đạt độ cao mong muốn, người lái ngừng thao tác;
      • Di chuyển hàng đến vị trí đặt trong kho;
      • Hạ càng nâng và giá nâng xuống vị trí thấp nhất;
      • Xả dầu thủy lực;
      • Xe trở về trạng thái bình thường.
    • Di chuyển xe: dựa trên cơ chế hoạt động của bánh răng và xi lanh đẩy.

    Ứng dụng của xe nâng trong công nghiệp

     

    ung dung cua xe nang trong cong nghiep

    Xe nâng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, cụ thể là:

    Công trường xây dựng

    Xe nâng giúp di chuyển vật liệu xây dựng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, rút ngắn thời gian vận chuyển, hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn lao động. Thông thường, xe nâng kèm tải là loại xe được ưa chuộng nhất trong công trường.

    Nhà kho

    Vai trò của xe nâng trong nhà kho, công xưởng là dỡ hàng, sắp xếp hàng, vận chuyển hàng từ phương tiện vận tải đến nhà kho. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng trong nhà kho, xe nâng được sản xuất với nhiều kích thước, tải trọng và độ cao nâng hạ khác nhau. Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá đắt đỏ nên nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn gói dịch vụ cho thuê xe nâng giá rẻ tại Xe Nâng Hoàng Đạt - công ty chuyên cho thuê xe nâng cẩu uy tín tại TPHCM.

    Nơi tái chế

    Lợi ích của xe nâng trong ngành tái chế là bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển hoặc các thùng chứa phế liệu và mang chúng đến các khoang phân loại theo yêu cầu một cách hiệu quả.

    Bến tàu

    Nhiệm vụ của xe nâng tại bến tàu là nâng hạ, xếp dở hàng hóa thành nhiều tầng tận dụng tối đa diện tích lưu trữ tại bến tàu, xà lan, …

    Cày tuyết

    Tại những quốc gia có khí hậu lạnh, tuyết thường rơi dày đặc gây cản trở giao thông và sinh hoạt của con người. Việc sử dụng xe nâng để cày tuyết sẽ nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm hơn so với các thiết bị cày tuyết chuyên dụng.

    >>> XEM THÊM:

    Qua nội dung mà Xe Nâng Hoàng Đạt chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã nắm được cấu tạo xe nâng với những ưu điểm vượt trội có thể ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin thú vị về xe nâng nhé!

    0902 338 613 0931 901 239