Nếu bạn đang tìm hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra xe nâng nhanh chóng, hiệu quả trước khi vận hành. Bài viết của Xe Nâng Hoàng Đạt chính là những gì bạn đang cần. Theo dõi ngay nhé!
Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Việc kiểm tra giúp sớm phát hiện những hư hỏng kỹ thuật để tiến hành xử lý và sửa chữa nhanh chóng, đảm bảo xe nâng luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, an toàn cho người lái trong suốt quá trình vận hành.
Trong bài viết này, Xe Nâng Hoàng Đạt sẽ giới thiệu đến bạn 10+ hạng mục kiểm tra quan trọng mà người sử dụng cần lưu ý. Nếu bạn đang quan tâm thì đừng bỏ lỡ nhé.
Vì sao phải kiểm tra xe nâng trước khi vận hành?
Xe nâng hàng là phương tiện chuyên dùng để cho quá trình nâng hạ, di chuyển, sắp xếp hàng hóa trên cao với một khoảng cách nhất định. Vì phải hoạt động liên tục với những loại hàng hóa tải trọng lớn, nên việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là điều cực kỳ cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trình làm việc.
Quá trình kiểm tra hàng ngày sẽ giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện những lỗi phát sinh do bị bào mòn, hỏng hóc... có thể gây nguy hiểm. Từ đó kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng, đảm bảo xe luôn hoạt động tốt nhất.
10+ hạng mục kiểm tra xe nâng trước khi vận hành
Sau đây là 10+ hạng mục kiểm tra xe nâng trước khi vận hành mà bạn cần đặc biệt lưu ý.
Kiểm tra bình nhiên liệu
Trước khi khởi động xe, kiểm tra bình nhiên liệu của xe là bước cực kỳ quan trọng. Xe phải có đủ nhiên liệu thì mới có thể hoạt động hiệu quả, tránh bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Đối với xe nâng chạy bằng xăng dầu thì bạn kiểm tra bình nhiên liệu và bổ sung một lượng vừa đủ. Còn xe nâng điện thì cần kiểm tra bình ác quy xem đã được sạc đầy và châm nước cất đầy đủ chưa.
Kiểm tra vô lăng
Vô lăng lái xe cũng là bộ phận cần kiểm tra trước khi sử dụng, tay lái điều khiển dễ dàng thì xe nâng mới có thể làm việc trơn tru, hiệu quả được. Tay lái hoạt động bình thường là khi xoay vô lăng bánh xe sẽ chuyển hướng.
Kiểm tra bánh xe
Trong các hạng mục kiểm tra xe nâng, kiểm tra bánh xe là việc cực kỳ cần thiết và quan trọng. Bánh xe nâng vừa phải chịu tải trọng của xe và hàng hóa, vừa phải chịu trách nhiệm di chuyển nên yêu cầu bánh xe phải tốt. Các lưu ý khi kiểm tra bánh xe như sau:
- Bánh xe không được mòn quá hoặc nứt vỡ;
- Các lốp xe phải được bơm đầy đối với lốp hơi, còn lốp đặc thì bánh xe không quá mòn hoặc có dấu hiệu nứt vỡ;
- Kiểm tra toàn bộ bu lông hay tắc kê của bánh xe xem có chi tiết nào bị lỏng hoặc thiếu không. Nếu lỏng thì cần xiết chặt lại và thiếu thì bổ sung đầy đủ, đảm bảo bánh xe luôn chắc chắn.
Kiểm tra càng nâng của xe
Càng nâng có nhiệm vụ nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong kho bãi. Càng nâng của xe bị biến dạng hay bị nứt, bên cao bên thấp... sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình nâng hạ, thậm chí gây rơi đổ hàng hóa, nguy hiểm với người sử dụng.
Do đó, bạn cần kiểm tra càng nâng xem có hư hỏng gì không để kịp thời đưa ra phương án sửa chữa, thay thế nhanh chóng.
Kiểm tra hệ thống nâng hạ
Nhằm đảm bảo an toàn của hàng hóa trong toàn bộ quá trình làm việc, trước khi vận hành bạn cần kiểm tra xem hệ thống nâng hạ của xe hoạt động tốt không, có nâng được đúng tải trọng của xe không.
Kiểm tra hệ thống phanh
Hệ thống phanh hoạt động tốt sẽ đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người dùng cũng như những người xung quanh. Bạn cần kiểm tra xem phanh có ăn không, có bị hiện tượng kẹt hay bó phanh, thiếu dầu không. Trường hợp phát hiện phanh có hiện tượng lạ, bạn không nên chủ quan mà cần sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra gầm xe
Đối với công tác kiểm tra gầm xe, bạn cần quan tâm đến các vấn đề gầm xe có bị chảy dầu, chảy nhớt, rò rỉ nước làm mát không. Và sửa chữa, bổ sung số dầu nhớt bị rò rỉ kịp thời, bởi thiếu dầu sẽ gây nóng, làm hư hỏng động cơ.
Kiểm tra hệ thống đèn xe
Khi hoạt động vào buổi tối hay tại các kho bãi, nhà xưởng thiếu sáng thì đèn xe có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Bên cạnh công dụng chiếu sáng thì đèn xe còn giúp bạn cảnh báo cho người xung quanh là xe đang hoạt động.
Kiểm tra hệ thống đèn xi nhan, đèn pha trước xem hoạt động hiệu quả, cung cấp ánh sáng phù hợp hay không. Bạn cần đảm bảo đèn sáng rõ, đèn xi nhan nháy đều với tốc độ từ 1-2 lần/giây.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét hệ thống đèn pha sau, ưu tiên đảm bảo cường độ sáng và báo hiệu rõ ràng cho những người xung quanh khu vực hoạt động của xe.
Kiểm tra giá nâng
Giá nâng là một trong những bộ phận cần lưu ý khi kiểm tra xe nâng. Bạn cần quan sát xem giá nâng có bị lỏng lẻo không, cần cố định chắc chắn lại trước khi vận hành. Điều này sẽ giúp quá trình di chuyển hàng hóa không bị rung lắc, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và công nhân vận hành.
Kiểm tra chỗ ngồi và gương chiếu hậu
Mỗi người lái sẽ điều chỉnh vị trí ngồi và gương chiếu hậu sao cho thoải mái, phù hợp với tầm mắt nhất. Bạn cần kiểm tra ghế ngồi cẩn thận, đảm bảo ghế được khóa chặt vào vị trí, không lỏng lẻo. Gương chiếu hậu cũng cần lau chùi và điều chỉnh vị trí, nhằm giúp việc di chuyển an toàn và hiệu quả hơn.
>>> XEM THÊM:
- Xe Nâng Điện Và Xe Nâng Dầu - Nên Chọn Loại Nào?
- Mức Lương Lái Xe Nâng Bao Nhiêu Một Tháng?
- Bằng Lái Xe Nâng Là Gì? Điều Kiện & Chi Phí Học
Trên đây là 10+ hạng mục kiểm tra xe nâng trước khi vận hành mà bạn cần nắm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp, nhanh tay liên hệ ngay với Xe Nâng Hoàng Đạt để được hỗ trợ tốt nhất nhé.