Tin tức

Lỗi xe nâng tay

    Xe Nâng Hoàng Đạt đã tổng hợp các lỗi xe nâng tay thường gặp cũng như nguyên nhân và cách khắc phục để giúp bạn đảm bảo hiệu quả công việc trong nội dung được chia sẻ dưới đây. Hãy theo dõi ngay nhé!

    Xe nâng tay là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các nhà kho, xưởng sản xuất. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, xe nâng tay cũng thường xuyên gặp phải các vấn đề kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Xe Nâng Hoàng Đạt sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân gây lỗi xe nâng tay và cách khắc phục ngay sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

    loi xe nang tay

    Tổng hợp các lỗi thường gặp ở xe nâng tay

     

    tong hop cac loi thuong gap o xe nang tay

    Trong quá trình sử dụng, xe nâng tay thường gặp một số lỗi phổ biến sau:

    Hư bơm thuỷ lực

    Bơm thủy lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng hạ hàng hóa. Khi bơm gặp sự cố, xe sẽ không thể hoạt động bình thường.     Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hư hỏng bơm thủy lực là:

    • Van xả bị kẹt, tắc nghẽn hoặc hỏng;
    • Phớt bị mòn, rách hoặc bị hư hại;
    • Các bộ phận bên trong bơm như piston, xéc-măng bị mòn;
    • Dầu thủy lực bị lẫn tạp chất hoặc nước.

    Cách khắc phục:

    • Thay thế van xả có cùng thông số kỹ thuật;
    • Thay thế phớt mới;
    • Sửa chữa hoặc thay thế bơm;
    • Vệ sinh hệ thống.

    Lỗi ty ben và ty bơm

    Ty ben và ty bơm là hai bộ phận trực tiếp chịu lực trong quá trình nâng hạ hàng hóa của xe nâng tay. Khi gặp sự cố liên quan đến ty ben và ty bơm, xe nâng tay sẽ gặp khó khăn trong việc nâng hạ.

    Nguyên nhân:

    • Nâng hạ hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép;
    • Ty ben và ty bơm sẽ bị mài mòn do ma sát;
    • Ty ben và ty bơm bị rỉ sét;
    • Lắp đặt ty ben và ty bơm không đúng kỹ thuật hoặc các ốc vít bị lỏng.

    Cách khắc phục:

    • Kiểm tra và thay thế ty ben, ty bơm;
    • Vệ sinh các bộ phận của ty ben và ty bơm, bôi trơn bằng dầu mỡ chuyên dụng;
    • Điều chỉnh lại các ốc vít;
    • Sửa chữa các bộ phận bị hỏng.

    Lỗi sin phốt

    Sin phốt có chức năng ngăn không cho dầu thủy lực rò rỉ ra ngoài và giữ cho áp suất trong hệ thống ổn định. Khi sin phốt bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của xe nâng tay.

    Nguyên nhân:

    • Sin phốt bị mài mòn khi sử dụng lâu ngày;
    • Sin phốt bị lão hóa, cứng và mất đi tính đàn hồi;
    • Lắp đặt sin phốt không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng loại sin phốt không phù hợp.

    Cách khắc phục:

    • Thay thế sin phốt;
    • Kiểm tra các bộ phận liên quan;
    • Vệ sinh hệ thống.

    Lỗi bánh xe

     

    loi banh xe

    Bánh xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn, chịu lực lớn trong quá trình vận hành nên rất dễ bị mòn, hư hỏng.

    Nguyên nhân:

    • Mài mòn do ma sát liên tục với mặt sàn;
    • Các vật cứng như đinh, ốc vít mắc kẹt vào bánh xe;
    • Bạc đạn bị mòn, rỉ sét hoặc hư hỏng;
    • Vỏ bánh xe bị nứt, rách.

    Cách khắc phục:

    • Thay thế bánh xe;
    • Thay thế bạc đạn;
    • Sửa chữa vỏ bánh xe;
    • Kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp.

    Thanh truyền bị cong, gãy

    Thanh truyền có vai trò truyền lực từ bơm thủy lực đến bánh xe giúp xe di chuyển. Khi thanh truyền bị cong hoặc gãy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe.

    Nguyên nhân:

    • Nâng hạ vượt quá tải trọng cho phép gây áp lực lớn dẫn đến biến dạng hoặc gãy thanh truyền;
    • Lắp đặt thanh truyền không đúng cách, sai vị trí hoặc siết chặt ốc vít không đều;
    • Qua thời gian sử dụng, thanh truyền sẽ bị mài mòn do ma sát, đặc biệt là ở các khớp nối;
    • Khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, thanh truyền có thể bị rỉ sét.

    Cách khắc phục:

    • Khi thanh truyền bị cong hoặc gãy, cần thay thế bằng thanh truyền mới;
    • Ngoài thanh truyền, cần kiểm tra các bộ phận khác như bạc đạn, khớp nối;
    • Thường xuyên vệ sinh và bôi trơn các bộ phận của thanh truyền.

    Lỗi cốt thanh truyền

    Cốt thanh truyền là bộ phận kết nối thanh truyền với hệ thống bơm thủy lực. Một số nguyên nhân gây hỏng cốt thanh truyền là:

    • Thanh truyền bị bám bụi, các tạp chất;
    • Thiếu nhớt hoặc nhớt bị ô nhiễm;
    • Mài mòn do ma sát,;
    • Biến dạng do tác động của lực quá lớn hoặc va chạm.

    Cách khắc phục:

    • Thường xuyên vệ sinh cốt thanh truyền;
    • Bôi trơn cốt thanh truyền bằng loại nhớt chuyên dụng;
    • Thay thế gioăng;
    • Thay thế cốt thanh truyền.

    Lỗi tay cầm

    Tay cầm là bộ phận trực tiếp điều khiển hoạt động nâng hạ của xe nâng tay. Nếu tay cầm bị lỗi thì có thể đến từ các nguyên nhân sau:

    • Quá tải;
    • Các bộ phận bên trong tay cầm như xích, trục sẽ bị mài mòn;
    • Nhớt bôi trơn không đủ hoặc bị ô nhiễm;
    • Các vật lạ như bụi bẩn, đất cát có thể lọt vào bên trong tay cầm, gây kẹt và làm hỏng các bộ phận.

    Cách khắc phục:

    • Thay thế xích;
    • Thường xuyên vệ sinh tay cầm;
    • Bôi trơn các bộ phận bên trong tay cầm;
    • Thay thế các bộ phận hư hỏng.

    Các phụ tùng xe nâng tay cần thường xuyên bảo dưỡng

     

    cac phu tung xe nang tay can thuong xuyen bao duong

    Để đảm bảo xe nâng hoạt động ổn định và hiệu quả, việc bảo dưỡng và thay thế các bộ phận sau đây là cần thiết:

    • Hệ thống thủy lực: Bơm thủy lực, van bơm thủy lực, bộ sin phốt, Piston;
    • Hệ thống truyền động: Bánh xe, bạc đạn, cốt thanh truyền, thanh truyền;
    • Các bộ phận khác: Càng nâng, tay cầm, lò xo, gioăng, phớt.

    >>> XEM THÊM:

    Qua những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã nắm được các lỗi xe nâng tay thường gặp và cách khắc phục đúng kỹ thuật. Hãy theo dõi Xe Nâng Hoàng Đạt thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

    0902 338 613 0931 901 239